Văn khấn thổ công truyền thống và những điều cần biết

18/07/2020 12:07:17 | 761 lượt xem

Theo tục lệ dân gian Việt Nam để lại, văn khấn thổ Công được tiến hành vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng. Những ngày này, gia đình Việt thực hiện lễ cúng bái để tạ lễ các vị thần đã trông coi, cai quản gia đình, mang đến tài lộc, xua đuổi vận đen trong suốt khoảng thời gian vừa qua. Cùng phongthuysinh.com tìm hiểu bài văn khấn truyền thống và những điều cần biết nhé.

Văn Khấn Thổ Công
Văn khấn thổ công truyền thống và những điều cần biết

Ý NGHĨA VĂN KHẤN THỔ CÔNG TRUYỀN THỐNG

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, mỗi gia đình đều có các vị thổ Công trông coi, cai quản gia sự cửa nhà, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Những vị thần này thực thi nhiệm vụ ngăn không cho tà ma ngoại đạo xâm nhập, quấy phá gia chủ. Bởi vậy, gia chủ cần đáp lễ vào những ngày rằm và mùng Một hàng tháng để tỏ lòng biết ơn.

Gia chủ cần xem tuổi xây nhà, dựng bàn thờ thổ Công. Theo quan niệm truyền thống, có ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Tuy nhiên, mỗi bàn thờ chỉ được phép thờ một vị thổ Công duy nhất. Ba vị thần đó bao gồm:

  • Thổ Công: Vị thần phụ trách trông coi việc bếp núc.
  • Thổ Địa: Vị thần phụ trách trông coi việc nhà.
  • Thổ Kỳ: Vị  thần phụ trách trông coi công việc chợ búa cho phụ nữ trong gia đình, việc sinh sản vạn vật ở vườn đất.

Theo lịch vạn niên, mỗi gia đình đều có riêng một vị thổ Công trông coi, cai quản. Hàng năm, những vị thần này được luân phiên, thay thế vào ngày 23 tháng Chạp, tức ngày ông Táo lên trời. Vào ngày này, các gia đình phải tiến hành đốt bài vị ông Công, thay thế bài vị mới và sắm sữa lễ cúng tạm biệt vị thần cũ và nghênh đón vị thần mới.

LỄ CÚNG THỔ CÔNG BAO GỒM

Theo thuyết tử vi phong thủy, có hai ngày lễ chính để tạ lễ thổ Công là ngày đầu tháng và ngày rằm. lễ cúng mùng Một được gọi là ngày Sóc. Lễ cúng ngày Rằm được gọi là ngày Vọng và được tiến hành vào buổi tối. Lễ tạ thường là lễ chay, bao gồm:

  • Hương
  • Nước sạch
  • Trầu, cau
  • Quả
  • Tiền vàng
  • Hoa (số lượng bông phải là số lẻ)

Nhiều gia chủ có chuẩn bị lễ mặn. Lễ này thường bao gồm:

  • Rượu
  • Ván xôi gà luộc
  • Những món ăn thuộc lễ mặn
Văn khấn thổ công truyền thống và những điều cần biết
Văn khấn thổ công truyền thống và những điều cần biết

VĂN KHẤN THỔ CÔNG TRUYỀN THỐNG

“Nam mô a di Đà Phật! 3 lần

– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Thần quân
– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………..
Ngụ tại:…………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! 3 lần”
Trên đây là bài văn khấn thổ Công truyền thống theo quan niệm xem bói dân gian để lại. Hy vọng gia chủ nắm được những thông tin cần thiết để tiến hành đúng, đủ thủ tục, nghi lễ tạ ơn đối với các vị thần.

BÌNH LUẬN: