18/07/2020 15:07:36 | 1077 lượt xem
Văn khấn tạ mộ giúp thay lời con cháu thể hiện lòng hiếu kính đến ông bà cha mẹ mỗi dịp Tết đến xuân về. Đây là nét văn hóa truyền thống của người dân tộc Việt, vẫn được gìn giữ và lưu truyền cho đến ngày nay. Cùng phongthuysinh.com tìm hiểu đầy đủ về bài văn khấn này nhé.
Mộ phần được xem là ngôi nhà của những người đã khuất. Con cháu thường xuyên qua lại sửa sang, làm sạch để gia tiên có được gian nhà sạch sẽ nhất đón Tết đến xuân về. Lễ tạ mộ giúp con cháu thể hiện lòng hiếu thảo và mời gia tiên “về” đón Tết. Lễ tạ mộ trước Tết Nguyên đán là nét đẹp văn hoá của người Việt, là cách để con cháu “giao lưu” với tổ tiên, để gia tiền phù hộ cho con cháu làm ăn có tài lộc cũng như niềm tin của dân tộc Việt. Bởi vậy, gia đình nào cũng sắp xếp thời gian để cùng nhau thực hiện nghi lễ này.
Các chuyên gia tử vi phong thủy cũng đề cao tầm quan trọng của nghi lễ này. Tạ mộ không chỉ tạ “các cụ” nhà mình, mà nên hiểu đủ là tạ ơn phật thánh, quan thần linh bản địa, chư vị tôn thần… đã cho các cụ nương nhờ mảnh đất đó. Nhờ các ngài, các cụ có thể an tâm đi về, phù hộ độ trì, ban tài lộc cho con cháu.
Khi tiến hành lễ tạ mộ, con cháu cần lưu tâm đến tất cả các cụ trong gia tộc mình. Ngoài các cụ gần đời mình (như cha mẹ, ông bà tới tam đại, tứ đại), cần quan tâm tới “các cụ cao hơn” (gọi là cao tằng tổ tỉ, cao t ằng tổ khảo; cao cao tằng tổ tỉ, cao cao t ằng tổ khảo). Đó là nét văn hóa uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Bởi nếu không có các cụ trước đó thì làm sao có được những cụ gần đời mình.
Gia chủ cũng nên quan tâm, chào hỏi đến các vị hàng xóm láng giềng của gia tiên tiền tổ.
Văn hóa tâm linh người Việt cho rằng phương tiện để con cháu và các vị gia tiên trưởng tộc đã mất kết nối với nhau chính là bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ và mộ phần tổ tiên được chăm sóc tốt và đúng cách con cháu sẽ được phù hộ, nếu không con cháu có bị ảnh hưởng, bởi “âm siêu, dương thái” – nghĩa là phần âm có nhẹ nhàng siêu thoát thì các cụ mới phù hộ được cho con cháu.
Tùy theo vong linh là nam, là nữ, vai vế, độ tuổi mà sắm quần áo, vải,… dâng tiến cho phù hợp. Ngoài ra có tiền âm phủ các loại kèm theo, tiền xu, vàng lá….mỗi thứ ít nhiều.
Văn khấn lễ tạ mộ giúp thay lời con cháu thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn của mình đến ông bà, tổ tiên. qua đó, những người con, người cháu thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã sinh thành, nuôi dưỡng, từng yêu thương họ hay người thân của họ. Bài văn khấn có nội dung như sau:
“Nam mô a di đà phật!
Con kính lạy:
– Quan đương xứ thổ địa chính thần
– Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,
– Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ
– Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này.
Con kính lạy vong linh ……….
Hôm nay là ngày…tháng…năm…, nhằm tiết …..
Chúng con là:……………
Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần.
Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:……….hiện phần mộ an táng ở noi này. Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối. Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ. Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.
Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe.
Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm : ….( đọc tên các đồ mã dâng cho vong)
Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.”